Cách tính khoảng cách phanh an toàn

#1
Việc nắm chắc nguyên tắc về khoảng cách phanh an toàn khi tham gia giao thông là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho người và xe cũng như các phương tiện khác.
khoang-cach-phanh-an-toan-1-600x377.jpg
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tốc độ, đường đi và thời tiết để tính khoảng cách thay đổi an toàn. Vậy cách tính khoảng cách phanh an toàn như thế nào?
Trước tiên cần phải hiểu rõ thế nào là khoảng cách phanh an toàn? Có thể định nghĩa đơn giản đó là quãng đường từ lúc nhấn chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn.
Khoảng cách sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, thời tiết hay tình trạng của xe.
Cách tính khoảng cách phanh an toàn
Các chuyên gia giao thông ở Anh đã lập bảng tính toán và thực nghiệm về khoảng cách phanh ở nhiều vận tốc khác nhau và chia ra làm 2 phần gồm khoảng cách phản xạ nhanh và khoảng cách đạp phanh.
Trong đó, khoảng cách phản xạ nhanh là quãng đường đi được từ lúc người điều khiển phương tiện nhận thức ra sự nguy hiểm và phản xạ nhanh ngay sau đó.
khoang-cach-phanh-an-toan-2-1280x461.jpg
Bên cạnh đó, khoảng cách đạp phanh bị ảnh hưởng bởi tốc độ hơn khoảng cách phản xạ phanh – chênh lệch khoảng cách phản xạ phanh giữa vận tốc 50 và 120 km/h chỉ 15m trong khi khoảng cách đạp phanh chênh lệch tới 69m.
Ví dụ, khi đang chạy xe trước khoảng 6 thân xe (23m), và thấy đèn phanh của xe trước sáng lên thì hãy chủ động thả ga và bắt đầu rà phanh.
Các yếu tố quyết định đến khoảng cách phanh an toàn
Một trong các yếu tố quan trọng quyết định tới khoảng cách phanh an toàn là khoảng cách với xe phía trước. Khi không duy trì được khoảng cách phanh an toàn với xe phía trước thì rất dễ dẫn đến các vụ va chạm giao thông.
Bởi đơn giản, nếu không giữ được khoảng cách hợp lý với xe phía trước thì trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, lái xe phía sau sẽ không đủ thời gian và khoảng cách xử lý đạp phanh kịp thời.
Còn nếu giữ được khoảng cách phanh an toàn với xe phía trước sẽ giúp lái xe phía sau có đủ thời gian và khoảng cách phanh hợp lý, tránh được các sự cố bất ngờ và không đâm vào xe phía trước khi xe đó đạp phanh.
Theo điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019, khoảng cách an toàn giữa hai xe được quy định cho các loại đường được quy định như sau:
- Đối với mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi mức tốc độ dưới đây:
khoang-cach-phanh-an-toan-3-876x237.jpg
- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường quanh co đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái cần chủ động điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trong trường hợp điều kiện thuận lợi như đã nêu ở trên.
- Nếu di chuyển trong khu vực đô thị, đông dân cư và điều khiển phương tiện ở tốc độ dưới 60 km/h, người lái cần chủ động giữ khoảng cách phù hợp với xe phía trước sao cho an toàn nhất, khoảng cách tùy thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.
Một số lưu ý về khoảng cách phanh an toàn
Tốc độ - việc di chuyển với tốc độ cao thì khoảng cách phanh càng phải lớn.
Điều kiện đường sá - thời tiết mưa bão, đường ướt, trơn trượt có thể làm tăng khoảng cách phanh lên gấp 10 lần bình thường.
Lốp xe - Những loại lốp có chất lượng cao sẽ cải thiện khoảng cách phanh tốt hơn. Ngoài ra, khi hoa lốp đã mòn, khả năng ma sát giảm đáng kể thì khoảng cách phanh cũng sẽ tăng thêm.
Tình trạng xe – với một chiếc xe có bộ phanh kém chất lượng, người lái sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc dừng hẳn chiếc xe. Còn nếu ở trong trạng thái và điều kiện vận hành tốt thì khoảng cách phanh cũng sẽ tốt hơn.
Pháp luật không quy định cụ thể về khoảng cách an toàn trong trường hợp điều kiện không thuận lợi, tuy nhiên, dựa theo những quy định trên thì người điều khiển phương tiện có thể tự căn chỉnh khoảng cách cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh và chính bản thân họ.
 

Thống kê truy cập diễn đàn

Đang online: 13
Hôm nay: 1349
Hôm qua: 2134
Tuần này: 3483
Tháng này: 58057
Tổng truy cập: 1438114
Top