Ở Việt Nam, các dòng xe Hybrid bao gồm: Lexus RX400h, Lexus LS600hL, Mercedes-Benz S400, Toyota Prius,… Dòng xe này là phân khúc cao cấp có giá từ 5 đến 10 tỷ này ra mắt với những ưu điểm vượt trội và ưu việt. Một số mẫu xe Hybrid nổi bật tại Việt Nam như Hình 1.
Thiết kế bên ngoài sang trọng, nội thất cao cấp, tính năng an toàn cao và công nghệ hiện đại được trang bị trên mỗi chiếc xe khiến dòng xe này trở nên đẳng cấp. Trong đó, hệ thống phanh được thiết kế có tính năng vượt trội so với hệ thống phanh trên các dòng xe thông thường.
A. Hệ thống phanh trên xe hybrid
Trên các dòng xe Hybrid có tích hợp nhiều hệ thống mới, hiện đại như: Hệ thống chống bó cứng phanh (Anti-lock Braking System), hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (Emergency Brake Assist), hệ thống phân phối lực phanh điện tử (Electronic Brakeforce Distribution), hệ thống kiểm soát độ bám đường (Traction Control), hệ thống cân bằng thân xe điện tử (Vehicle Stability Control), hệ thống điều khiển tích hợp ổn định thân xe (Vehicle Dynamics Intergrated Management), hệ thống phanh tái sinh (Regenerative Brake System).
Hệ thống phanh trên xe Hybrid gồm các thành phần chính: Cơ cấu phanh sử dụng phanh đĩa cho cả bánh trước và bánh sau, sử dụng hệ thống dẫn động phanh thủy lực, trợ lực bằng mô tơ bơm và bình tích năng, bộ điều chỉnh lực phanh kiểu hạn chế áp suất cùng với các hệ thống ABS, EBD, TRC, VSC, VIDM. Hình ảnh thực tế một số bộ phận của hệ thống phanh trên xe Hybrid:
B. Hệ thống chống bó cứng bánh xe – Anti-lock Braking System (ABS):
Hiện nay, hầu hết các xe đều trang bị hệ thống chống bó cứng bánh xe để tránh tình trạng trượt lết trên đường trong quá trình phanh. Khi xe bị trượt lết, hướng chuyển động có khả năng mất kiểm soát gây nguy hiểm cho người lái. Thêm vào đó khi trang bị ABS quãng đường phanh được rút ngắn do tận dụng tối đa được lực bám (Hình 2.3).
Hình 2.3. So sánh giữa có ABS và không có ABS
Để điều khiển chống bó cứng bánh xe, trên xe được trang bị bốn cảm biến tốc độ bánh xe, ECU chứa chương trình chống bó cứng và bộ chấp hành ABS. Bộ chấp hành được bố trí trên đường dầu thủy lực đóng vai trò trung gian giữa bàn đạp phanh và cơ cấu phanh. Khi phát hiện bó cứng, ECU có nhiệm vụ điều khiển bộ chấp hành thay đổi giá trị áp lực dầu đến cơ cấu phanh theo 3 chế độ:
Giai đoạn tăng áp lực phanh: ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến, xử lý và điều khiển bộ chấp hành ABS mở các van điện số 10, 11, 12, 13, 20, 21. Đường đi của dầu như Hình 2.4.
Hình 2.4. Sơ đồ thủy khi tăng áp lực phanh
1 – Bình dầu phanh, 2 – Công tắc báo mức dầu phanh, 3 – Bình chứa dầu phanh, 4 – Xylanh phanh chính, 5 – Cảm biến bàn đạp phanh, 6 – Bàn đạp phanh, 7 – Xylanh phụ, 8 – Cảm biến áp suất xylanh phanh chính 1, 9 – Cảm biến áp suất xylanh phanh chính 2, 10 – Van điện từ (SMC1), 11 – Van điện từ (SMC2), 12 – Van điện từ (SLAFL), 13 – Van điện từ (SLARR), 14 – Van điện từ (SLRFL), 15 – Van điện từ (SLRRR), 16 – Cảm biến áp suất xylanh bánh xe, 17 – Xylanh bánh xe, 18 – Van điện từ (SLRFR), 19 – Van điện từ (SLRRL), 20 – Van điện từ (SLAFR), 21 – Van điện từ (SLARL), 22 – Cảm biến áp bình chứa, 23 – Van an toàn, 24 – Bơm dầu
Giai đoạn giữ áp lực phanh: ECU điều khiển bộ chấp hành ABS đóng tất cả van điện để giữ áp lực dầu không đổi (Hình 2.5).
Hình 2.5. Sơ đồ thủy lực khi giữ áp lực phanh
Giai đoạn giảm áp lực phanh: Các van điện 14, 15, 18, 19 sẽ được mở ra. Đường đi của dầu như Hình 2.6.
Các giai đoạn trên được lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi kết thúc quá trình phanh. Với các dòng xe cao cấp như hybrid thì vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, cần thiết phải có thêm các hệ thống khác để giúp tăng mức độ an toàn và hỗ trợ người lái trong quá trình phanh.
C. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp – Emergency Brake Assist (EBA) kết hợp trợ lực phanh:
Khi phát hiện người lái có hành động phanh gấp, hệ thống EBA sẽ tự động tăng nhanh áp lực dầu để làm giảm thời gian chậm tác dụng của cơ cấu phanh. Lúc này, ECU điều khiển mở van điện 12, 13, 20, 21 để áp lực dầu từ bơm và bình tích năng trực tiếp đến các bánh xe. Đường đi của dầu như Hình 2.7.
Trợ lực phanh giúp người lái điều khiển phanh êm dịu, thoải mái, giảm năng lượng khi lái xe.
D. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử – Electronic Brakeforce Distribution (EBD):
Trong tình huống xe chở một khối lượng lớn, lực quán tính sẽ làm cho trọng lượng dồn về cầu trước khi phanh, dẫn đến quãng đường phanh sẽ lớn hơn. Hoặc khi đánh lái, trọng lượng của xe sẽ dồn sang 2 bánh xe phía ngoài. Hệ thống EBD sẽ giúp phân bố lực phanh một cách tối ưu nhất dựa trên sự phân bố tải trọng lên các bánh xe (Hình 2.8).
Hệ thống EBD có thể tính được trọng lượng tác động lên từng bánh xe và thay đổi lực phanh ngay lập tức để thích ứng với sự thay đổi trọng lượng đột ngột giúp xe hoạt động ổn định. Đường đi của dầu như Hình 2.9.
E. Hệ thống kiểm soát lực kéo – Traction Control (TRC):
Hệ thống TRC giúp xe hạn chế trượt khi tăng tốc trên các mặt đường trơn. Khi có một bánh xe quay nhanh hơn các bánh còn lại, hệ thống TRC sẽ tự động điều khiển lực phanh thích hợp để giảm tốc độ của nó, giúp tăng độ bám đường. Đường đi của dầu khi hệ thống TRC tăng lực phanh ở cầu sau như Hình 2.10.
Trong nhiều trường hợp, việc tự động tăng lực phanh của hệ thống TRC là đủ để giảm sự trượt ở các bánh xe. Tuy nhiên, trên một số xe hiện đại thì hệ thống TRC còn có khả năng giảm động năng truyền từ động cơ đến bánh xe bị trượt. Trong quá trình đó, người lái có thể cảm nhận được sự rung động của bàn đạp ga, cũng giống như sự rung động của bàn đạp phanh khi hệ thống ABS làm việc (Hình 2.11).
F. Hệ thống cân bằng thân xe điện tử (Vehicle Stability Control – VSC):
VSC là một trong những hệ thống an toàn tiến bộ bậc nhất. Hệ thống được thiết kế đặc biệt giúp cho người lái có thể điều chỉnh được hướng chuyển động của xe khi xe bị trượt ngang ngoài ý muốn.
Làm cách nào hệ thống VSC có thể tự động ngăng chặn được sự trượt ngang?
Hệ thống VSC liên tục theo dõi độ trượt ngang của xe, nhằm điều khiển giữ cho xe chuyển động theo một quỹ đạo ổn định. Khi xảy ra hiện tượng quay vòng thừa hoặc thiếu thì hệ thống VSC sẽ tự động đóng bướm ga đồng thời tăng lực phanh trên từng bánh xe riêng biệt, ở thời điểm thích hợp để giúp khắc phục hiện tượng trượt ngang.
Khi ECU điều khiển trượt phát hiện có hiện tượng trượt ngang xảy ra nhờ các cảm biến: Cảm biến góc lái, cảm biến tốc độ, cảm biến xoay xe, cảm biến gia tốc và cảm biến áp suất dầu phanh, sau đó sẽ tính toán giá trị áp lực phanh thích hợp và cung cấp đến bánh xe cần phanh. Quá trình này được diễn ra một cách tự động, tức là người lái không đặt chân lên bàn đạp phanh.
Hệ thống VSC hiếm khi hoạt động và không phải là hệ thống giúp người lái đi qua khúc cua với tốc độ cao hơn mà phải lái xe đúng với vận tốc quy định là yếu tố hàng đầu quyết định cho sự an toàn.
G. Phanh tái sinh (Regenerative brake system):
Với cơ cấu hoạt động như những hệ thống phanh trước đó nhưng ở hệ thống phanh tái sinh có thể chuyển đổi động năng của xe thành năng lượng điện đến acquy, giúp tăng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu.
Khi bắt đầu đạp phanh, cầu trước sẽ được kết nối với động cơ điện, lúc này động cơ điện trở thành máy phát cung cấp điện sạc cho acquy đồng thời làm giảm tốc độ của xe. Khi cần gia tốc phanh lớn để dừng xe trong quãng đường ngắn nhất thì ECU sẽ tính toán và điều khiển tăng áp lực dầu phanh thích hợp tác động lên các bánh xe.
Hai vấn đề cơ bản xảy ra khi sử dụng phanh tái sinh; Một là làm thế nào để phân bố tổng lực phanh yêu cầu giữa phanh tái sinh và phanh ma sát cơ khí để thu lại động năng của xe nhiều nhất có thể; hai là làm thế nào để phân phối tổng lực phanh trên cầu trước; cầu sau và các bánh xe sao cho đạt được trạng thái phanh tôt nhất. Điều này đã được lập trình và điều khiển hoàn toàn tự động bởi ECU. Công nghệ phanh tái sinh là công nghệ mới; thông minh và hiện đại được trang bị trên dòng xe cao cấp như Hybrid.
H. Hệ thống điều khiển điện tử tích hợp – Vehicle Dynamics Integrated Management (VDIM):
Đây là một hệ thống xử lý và điều khiển xe tích hợp; thông minh; hiện đại và mang tính công nghệ rất cao được trang bị trên xe Hybrid.
Hệ thống VDIM tích hợp phanh điều khiển điện tử (ECB); hệ thống chống bó cứng phanh (ABS); hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD); hệ thống điều khiển lực kéo (TRC); hệ thống điều khiển ổn định thân xe (VSC); hệ thống treo biến đổi thích ứng (AVS); trợ lực lái điện tử (EPS) và hệ thống điều khiển góc lái điện tử (VGRS) hoạt động đồng thời cùng nhau chứ không còn ưu tiên trước sau và hoạt động độc lập như trước đây. Hệ thống này là giải pháp giúp nó ngăn chặn các sự cố trượt của lốp xe; trước khi xảy ra thay vì can thiệp để khắc phục sau khi đã xảy ra rồi như hệ thống VSC; điều này chứng tỏ VDIM là một hệ thống an toàn hiện đại bậc nhất được lắp đặt trên xe.
Gara trực tuyến chúc bạn thành công và có thể tự tay chăm sóc xế yêu của mình.