Những ngày giông bão, mưa nhiều là nỗi ám ảnh của tài xế khi tham gia giao thông tại các cung đường dễ ngập. Bởi, nước không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống điện, làm bẩn nội thất mà nghiêm trọng hơn còn gây hư hỏng động cơ khi tràn vào buồng đốt; xảy ra hiện tượng thủy kích..
Trong thời gian gần đây, diễn biến bão lũ đang hết sức phức tạp khi xuất hiện lũ chồng lũ. Trước những ảnh hưởng đó, việc phải đối diện với những con đường ngập nước là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó, các tài xế cũng có nguy cơ gặp phải những đoạn đường ngập nước ở nhiều nơi do địa hình trũng.
Vì thế, việc bộ phận nào của xe bị ảnh hưởng nặng nề nhất và làm thế nào để giảm thiệt hại khi đi trên đường ngập, có lẽ là vấn đề được nhiều bác tài quan tâm. Để hiểu rõ hơn, anh Thuận – một thợ sửa chữa ô tô ở Hải Phòng chia sẻ một số kiến thức, cũng như kinh nghiệm để các bác tài hiểu rõ hơn.
Hậu quả khi xe đi qua vùng nước ngập
Nước sẽ gây hại cho các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hướng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, cảm biến,…
Hệ thống điện rất nhạy cảm với nước. Sự có do chập mạch, hỏng hệ thống điều khiển trên ô tô xảy ra trước khi nước xâm nhập từ gầm lên sàn xe. Dẫn đến hiện tượng báo lỗi các bộ phận hoặc các chức năng của ô tô hoạt động sai quy trình. Xe càng ngập sâu và ngâm lâu trong nước, hệ thống điện càng dễ hư hỏng.
Nếu nước ngập đến nắp capo, thông qua ông hút gió, nước sẽ tràn vào làm máy hỏng và chết máy đột ngột. (Hiện tượng thủy kích). Nếu bị nhẹ thì phải thay tay biên, nặng thì có lẽ phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện với chi phí rất đắt đỏ.
Trường hợp khác, nước có thể tràn vào xy-lanh cũng gây nguy hiểm. Bởi, lúc này lòng xy-lanh có thể bị gỉ và sau đó thì việc xe “uống xăng như nước” là điều khó tránh khỏi.
Một vài giải pháp giảm thiệt hại khi đi trên đường nước ngập
Chú ý đi tốc độ chậm và đều ga - Khi đi qua vùng ngập nước, đầu tiên phải xác định mực nước ở thời điểm đó nông hay sâu và xe sử dụng là dòng SUV hay Sedan. Nếu mực nước không quá 20 cm, xe có thể di chuyển qua một cách an toàn.
Lưu ý: Lái xe nên đi số thấp, tắt tất cả các hệ thống như điều hòa, màn hình giải trí… để tăng khả năng vận hành của động cơ.
Bên cạnh đó, với dòng xe số tự động, người lái nên chuyển sang chế độ S, các lái xe nên tăng ga từ từ và không nên thốc ga. Việc thốc ga và phanh lại khiến nước có thể tràn vào cổ hút, xâm nhập vào máy gây hiện tượng thủy kích.
Đặc biệt, không dừng lại quá lâu trong vùng ngập. Nếu bắt buộc thì phải về số N (mo), kéo phanh tay và vẫn giữ ga. Khi có thể tiếp tục lăng bánh, nhanh tay vào số và di chuyển qua vùng ngập.
Không nên cố khởi động lại xe khi xe chết máy - Với những ô tô bị chết máy khi đi qua đoạn ngập nước, tuyệt đối không được khởi động lại máy vì nếu người lái cố đề máy, khi nước vào dễ xảy ra hiện tượng bó máy. Nếu có nước trong động cơ, hộp số hay hệ thống nhiên liệu mà bạn vẫn cố khởi động thì đây là cách…”phá xe nhanh nhất”.
Vì thế, cách tốt nhất là không cố khởi động mà nên rút chìa khóa điện, đẩy xe vào vị trí cao và gọi ngay cho cứu hộ.
Tháo cực âm ắc quy - Đây được xem là giải pháp tình thế để hạn chế thiệt hại và cũng góp phần tránh hiện tượng đoản mạch, giúp bảo vệ ECU hoặc hộp máy tính khỏi bị hư hỏng.
Kiểm tra que thăm dầu - Việc kiểm tra này nhằm xem có dấu hiệu của nước lọt vào hệ thống bôi trơn không. Nếu có nước, khả năng rất cao là động cơ cũng đã bị ngập nước và nếu xuất hiện giọt nước bám ở đuôi que thăm thì cần phải thay dầu và lọc dầu.
Nước ngập vào khoang nội thất thì xử lý như thế nào?
Xe bị ngập nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện, do đó nên tắt chìa khóa điện. Việc này giúp bảo vệ các thiết bị điện tử và tránh bị chập. Hơn nữa, khi mực nước ngập quá cao thì tuyệt đối không mở cửa xe. Nước sẽ tràn vào bên trong làm hư hỏng các bộ điều khiển và nội thất xe. Nếu cần rời khỏi xe, lái xe nên hạ kính và chui ra khỏi xe.
Việc cửa xe bị ngập nước sẽ đọng lại rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn, hệ thống chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cho dù có hút sạch nước và sấy khô, khả năng xảy ra các rủi ro sau này như đường dây bị chập cháy, hở, bị ăn mòn tại các tiếp điểm là khó tránh khỏi. Sau mỗi lần ngập, bạn nên mang xe tới xưởng kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ để tránh mất thêm chi phí sửa chữa.
Lưu ý: Nếu quan sát thấy mực nước sâu thì không nên liều lĩnh chạy qua. Rất có thể nước sẽ tràn vào trong khoang nội thất, lúc này người lái cần phải gọi ngay cho cứu hộ, đưa xe đến trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời.
Người điều khiển cần phải hiểu rõ đường xá để xem phương tiện của mình có thể lội nước ở mức độ nào.
Ngoài ra, trên trục đường quốc lộ, nếu biển báo, cọc tiêu còn quan sát được thì phải bám vào để đi đúng làn, tránh bị lệch làn rất nguy hiểm. Khi đi qua vũng nước, vùng ngập thấp có thể quan sát được cần đi chậm, về số thấp, tránh rủi ro phía dưới mặt đường không nhìn được như nắp cống, hố ga, vật cản dẫn đến không qua được.
Trong thời gian gần đây, diễn biến bão lũ đang hết sức phức tạp khi xuất hiện lũ chồng lũ. Trước những ảnh hưởng đó, việc phải đối diện với những con đường ngập nước là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó, các tài xế cũng có nguy cơ gặp phải những đoạn đường ngập nước ở nhiều nơi do địa hình trũng.
Vì thế, việc bộ phận nào của xe bị ảnh hưởng nặng nề nhất và làm thế nào để giảm thiệt hại khi đi trên đường ngập, có lẽ là vấn đề được nhiều bác tài quan tâm. Để hiểu rõ hơn, anh Thuận – một thợ sửa chữa ô tô ở Hải Phòng chia sẻ một số kiến thức, cũng như kinh nghiệm để các bác tài hiểu rõ hơn.
Hậu quả khi xe đi qua vùng nước ngập
Nước sẽ gây hại cho các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hướng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, cảm biến,…
Hệ thống điện rất nhạy cảm với nước. Sự có do chập mạch, hỏng hệ thống điều khiển trên ô tô xảy ra trước khi nước xâm nhập từ gầm lên sàn xe. Dẫn đến hiện tượng báo lỗi các bộ phận hoặc các chức năng của ô tô hoạt động sai quy trình. Xe càng ngập sâu và ngâm lâu trong nước, hệ thống điện càng dễ hư hỏng.
Nếu nước ngập đến nắp capo, thông qua ông hút gió, nước sẽ tràn vào làm máy hỏng và chết máy đột ngột. (Hiện tượng thủy kích). Nếu bị nhẹ thì phải thay tay biên, nặng thì có lẽ phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện với chi phí rất đắt đỏ.
Trường hợp khác, nước có thể tràn vào xy-lanh cũng gây nguy hiểm. Bởi, lúc này lòng xy-lanh có thể bị gỉ và sau đó thì việc xe “uống xăng như nước” là điều khó tránh khỏi.
Một vài giải pháp giảm thiệt hại khi đi trên đường nước ngập
Chú ý đi tốc độ chậm và đều ga - Khi đi qua vùng ngập nước, đầu tiên phải xác định mực nước ở thời điểm đó nông hay sâu và xe sử dụng là dòng SUV hay Sedan. Nếu mực nước không quá 20 cm, xe có thể di chuyển qua một cách an toàn.
Lưu ý: Lái xe nên đi số thấp, tắt tất cả các hệ thống như điều hòa, màn hình giải trí… để tăng khả năng vận hành của động cơ.
Bên cạnh đó, với dòng xe số tự động, người lái nên chuyển sang chế độ S, các lái xe nên tăng ga từ từ và không nên thốc ga. Việc thốc ga và phanh lại khiến nước có thể tràn vào cổ hút, xâm nhập vào máy gây hiện tượng thủy kích.
Đặc biệt, không dừng lại quá lâu trong vùng ngập. Nếu bắt buộc thì phải về số N (mo), kéo phanh tay và vẫn giữ ga. Khi có thể tiếp tục lăng bánh, nhanh tay vào số và di chuyển qua vùng ngập.
Không nên cố khởi động lại xe khi xe chết máy - Với những ô tô bị chết máy khi đi qua đoạn ngập nước, tuyệt đối không được khởi động lại máy vì nếu người lái cố đề máy, khi nước vào dễ xảy ra hiện tượng bó máy. Nếu có nước trong động cơ, hộp số hay hệ thống nhiên liệu mà bạn vẫn cố khởi động thì đây là cách…”phá xe nhanh nhất”.
Vì thế, cách tốt nhất là không cố khởi động mà nên rút chìa khóa điện, đẩy xe vào vị trí cao và gọi ngay cho cứu hộ.
Tháo cực âm ắc quy - Đây được xem là giải pháp tình thế để hạn chế thiệt hại và cũng góp phần tránh hiện tượng đoản mạch, giúp bảo vệ ECU hoặc hộp máy tính khỏi bị hư hỏng.
Kiểm tra que thăm dầu - Việc kiểm tra này nhằm xem có dấu hiệu của nước lọt vào hệ thống bôi trơn không. Nếu có nước, khả năng rất cao là động cơ cũng đã bị ngập nước và nếu xuất hiện giọt nước bám ở đuôi que thăm thì cần phải thay dầu và lọc dầu.
Nước ngập vào khoang nội thất thì xử lý như thế nào?
Xe bị ngập nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện, do đó nên tắt chìa khóa điện. Việc này giúp bảo vệ các thiết bị điện tử và tránh bị chập. Hơn nữa, khi mực nước ngập quá cao thì tuyệt đối không mở cửa xe. Nước sẽ tràn vào bên trong làm hư hỏng các bộ điều khiển và nội thất xe. Nếu cần rời khỏi xe, lái xe nên hạ kính và chui ra khỏi xe.
Việc cửa xe bị ngập nước sẽ đọng lại rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn, hệ thống chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cho dù có hút sạch nước và sấy khô, khả năng xảy ra các rủi ro sau này như đường dây bị chập cháy, hở, bị ăn mòn tại các tiếp điểm là khó tránh khỏi. Sau mỗi lần ngập, bạn nên mang xe tới xưởng kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ để tránh mất thêm chi phí sửa chữa.
Lưu ý: Nếu quan sát thấy mực nước sâu thì không nên liều lĩnh chạy qua. Rất có thể nước sẽ tràn vào trong khoang nội thất, lúc này người lái cần phải gọi ngay cho cứu hộ, đưa xe đến trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời.
Người điều khiển cần phải hiểu rõ đường xá để xem phương tiện của mình có thể lội nước ở mức độ nào.
Ngoài ra, trên trục đường quốc lộ, nếu biển báo, cọc tiêu còn quan sát được thì phải bám vào để đi đúng làn, tránh bị lệch làn rất nguy hiểm. Khi đi qua vũng nước, vùng ngập thấp có thể quan sát được cần đi chậm, về số thấp, tránh rủi ro phía dưới mặt đường không nhìn được như nắp cống, hố ga, vật cản dẫn đến không qua được.