Sơn là hợp chất hóa học bao gồm nhựa hoặc dầu chưng cất có màu hoặc không có màu, dùng để phủ lên các bề mặt. Quá trình sơn là quá trình phủ lên bề mặt một lớp sơn mỏng dưới dạng dung dịch lỏng, sau đó làm khô để tạo ra một lớp mỏng cứng gọi là lớp sơn. Lớp sơn này có tác dụng cách ly vật liệu gốc với môi trường khí quyển để bảo vệ và làm đẹp cho sản phẩm. Các loại sơn trong sửa chữa ô tô được sơn qua các lớp. Cùng Garatructuyen điểm qua các loại sơn khi tiến hành sơn sữa chữa ô tô nào!
Để tạo ra lớp sơn ô tô bền và thẩm mỹ, hiện nay có 4 loại sơn ô tô với những chức năng khác nhau là: sơn lốt chống gỉ, sơn lót, sơn màu và sơn bóng.
1. Sơn chống gỉ (ED)
Mục đích của lớp sơn chống gỉ là cung cấp khả năng chống gỉ, giúp cho vật liệu ngăn cản được hiện tượng ăn mòn và tăng cường khả năng bám dính giữa bề mặt nền với các lớp sơn tiếp theo. Sơn chống rỉ thuộc loại sơn nước, khô ở điều kiện 150oC – 180oC tuỳ thuộc vào hệ sơn.
2. Sơn lót (Primer)
Sơn lót có tác dụng làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền, bảo vệ lớp sơn nền chống gỉ và tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn.
3. Sơn mầu phủ (Top coat)
Sơn mầu có hai loại là: sơn mầu phủ cần sấy và sơn màu phủ tự khô
3.1. Sơn mầu phủ cần sấy
Sơn mầu phủ là lớp sơn cuối cùng nhằm mục đích trang trí cũng như tạo ra các màu sắc, độ bóng, độ tương phản ánh sáng cũng như có một số tính chất đặc biệt và chịu được môi trường, loại sơn này là hệ sơn khô ở nhiệt độ cao 140oC trong khoảng 18 phút.
Có hai loại sơn mầu phủ cần sấy : Sơn màu phủ loại Solid và Sơn mầu phủ Metallic.
3.2. Sơn mầu tự khô
Mục đích của sơn tự khô là được sử dụng để sơn cho các chi tiết làm bằng vật liệu chịu nhiệt độ thấp; dễ bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực; nhiệt độ cao và dùng để sửa chữa. Hệ sơn này khô nhanh ở nhiện độ thấp 80oC trong 30 phút hoặc khô tự nhiên sau 24 giờ.
Sơn mầu phủ tự khô cũng có hai loại : Sơn màu phủ Solid và Sơn phủ Metallic.
4. Sơn phủ bóng
Sử dụng để tạo lớp ngoài cùng với chức năng tạo độ bóng và bảo vệ các lớp sơn bên trong dưới tác dụng môi trường.
Sơn phủ bóng có hai loại: phủ bóng sấy khô và phủ bóng tự khô
Gara trực tuyến hi vọng qua bài viết các loại sơn trong sửa chữa ô tô sẽ giúp Bạn chuẩn bị thông tin cho mình khi muốn sơn lại xế yêu của Bạn. Chúc bạn thành công và có thể tự tay chắm sóc xế yêu của mình.