Thành phần cơ bản của sơn sửa chữa ô-tô

0
2854

Thành phần cơ bản của sơn sửa chữa ô-tô thành phần và hàm lượng pha trộn.

Khi chúng được hòa trộn với nhau tạo thành một hợp chất đặc sệt đồng nhất, sơn thường được pha loãng với dung môi để dễ sử dụng. Ở trường hợp loại sơn hai thành phần thì được bổ sung thêm chất đóng rắn (hardener).

Sau khi đã phối trộn với nhau để tạo sơn gốc, trong quá trình sử dụng chúng sẽ được pha với dung môi hay chất pha loãng để điều chỉnh độ nhớt thích hợp với điều kiện sơn.

1. Nhựa (chất tạo màng): chiếm 40% – 60%

Nhựa là thành phần chính của sơn, ở dạng lỏng có độ nhớt và trong suốt, tạo ra một lớp màng trên bề mặt vật thể sau khi sơn và làm khô. Tính chất của nhựa có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính (độ cứng, sức cản dung môi và ảnh hưởng của sự thời tiết) của sơn. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sơn như: độ nhấp nhô bề mặt, độ bóng, thời gian khô,…. Nhựa trong sơn có nhiều loại:

  • Theo nguồn gốc có: nhựa tự nhiên, nhựa tổng hợp.
  • Theo nguồn gốc hóa học: nhựa phenolphomandehit, nhựa ankyl, nhựa amin, nhựa epoxi, nhựa polyeste, nhựa vinyl, nhựa acrylate, nhựa silicon.
  • Theo trạng thái vật lý: nhựa dẻo nóng, nhựa phản ứng nhiệt.

2. Chất màu: (7% – 40%)

Chất tạo màu thường ở dạng bột, dùng để tạo màu và che giấu bề mặt bên dưới lớp sơn; ngăn ảnh hưởng của tia cực tím tới bề mặt bên dưới. Một số chất tạo màu rất độc như loại sơn chì; ngày nay đã thay thế chì bằng các chất ít độc hơn như titan trắng (titan dioxit TiO2) có bọc silicon hoặc ôxít nhôm. Chất tạo màu không tan trong dung môi và keo nhựa, không có tính bám dính, tuy nhiên, nó có thể bám dính vào bề mặt sơn cùng với nhựa và các thành phần khác trong sơn. Một số chất tạo màu có khả năng chống xước cao; được dùng để bảo vệ lớp nền. Chất màu có một số loại như: hạt có màu, hạt màu sáng, hạt độn, hạt chống ô xy hóa, hạt giảm bóng, …

3. Dung môi và chất pha sơn

Dung môi là chất lỏng dùng để hòa tan nhựa, chất màu, chất độn và hòa trộn chúng với nhau tạo thành hỗn hợp sơn.Chất pha sơn được dùng để pha loãng màu sơn cơ bản đến độ loãng (độ nhớt) thích hợp cho sơn. Cả dung môi và chất pha sơn đều bay hơi khi sấy khô và không nằm lại trong lớp sơn.

Trong thực tế, có nhiều loại nhựa khác nhau được sử dụng trong sơn, nên cũng có nhiều loại dung môi để hòa tan các loại nhựa đó. Mỗi loại sơn có một chất pha sơn đặc biệt; được làm từ một số loại dung môi; được qui định cụ thể để sử dụng cùng với loại sơn tương ứng. Hơn nữa, một số chất pha sơn lại chứa các dung khác nhau và có tỷ lệ hỗn hợp pha khác nhau; để người sử dụng có thể chọn loại chất pha sơn theo tốc độ bay hơi thích hợp nhất đối với nhiệt độ môi trường đặc biệt.

4. Chất phụ gia: (0% – 5%)

Các chất phụ gia là những hợp chất hoá học được cho vào nhằm mục đích xúc tác hoặc cải tiến một số tính chất của sơn. Trong một số trường hợp đặc biệt nó được sử dụng nhằm mục đích cản trở sự hư hại của màng sơn trong quá trình bảo quản; sử dụng cũng như cải tiến một số khả năng chịu được môi trường của màng sơn.

Có nhiều loại phụ gia, tùy thuộc chức năng của nó có thể phân thành các loại: chất dẻo hóa; chất phân tán chất màu, chất chống lắng, chất chống tách màu, chất san bằng, chất chống sủi bọt, chất hấp thụ tia cực tím, chất làm khô, chất đóng rắn, chất dẻo hóa, …

Gara trực tuyến hi vọng qua bài viết Bạn có thể nắm được thành phần cơ bản của sơn sửa chữa ô-tô ! Chúc bạn thành công và có thể tự tay chăm sóc xế yêu của mình.

Biên soạn: garatructuyen.com

BÌNH LUẬN

Hãy nhập bình luận của bạn
Nhập tên của bạn tại đây