Những “kẻ thù” của lớp sơn xe ô tô

0
1378

Xung quanh chiếc xe với lớp sơn bóng đẹp luôn tiềm ẩn những thủ phạm vô hình tàn phá đi vẻ đẹp của chiếc xe. Va quệt xe, phơi nắng trực tiếp hoặc bụi bẩn…là những thủ phạm chính gây hại cho lớp sơn xe ô tô nếu không được xử lý kịp thời. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân phá hủy lớp sơn xe trong bài viết sau đây.

1. Va chạm

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầy xước, bong tróc và thậm chí tổn hại đến thân xe chính là những cú va quẹt, đụng chạm dẫn đến tai nạn trên đường. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết xước nhưng lời khuyên vẫn là cố gắng xử lý càng sớm càng tốt, bởi vì tránh khả năng ăn mòn dẫn đến gỉ sét lớp kim loại bên trong thân xe.

2. Ánh nắng mặt trời

Tia UV từ mặt trời thúc đẩy quá trình oxi hóa nhanh hơn làm bạc màu, mờ đi độ bóng của lớp sơn. Nên để dưới bóng râm hoặc sử dụng bạt trùm chuyên dụng cho xe. Nếu có điều kiện hãy trang bị cho xe bạn loại sơn phủ đặc biệt giúp ngăn các tia cực tím tiếp xúc với thân xe, đồng thời giữ nguyên vẹn lớp sơn cho xe.

3. Tiếp xúc với nước, nước mưa

Nhiều người có thói quen để xe dưới mưa, trong nước mưa có chứa axit, và các thành phần độc hại khác làm hỏng lớp sơn. Sau khi đi ô tô dưới trời mưa, bạn nên mang xe đi rửa hoặc có thể dội nước sạch sơ qua và lau khô tại nhà. Lớp sơn của xe sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất. Ngoài ra việc rửa xe bằng vòi nước bắn tia có áp lực mạnh, sấy khô lớp vỏ ngoài không đúng cách cũng là mối nguy hại với lớp sơn. Sử dụng phương pháp bảo vệ sơn như đánh bóng bằng dung dịch chuyên dụng, sử dụng vải mềm để lau, phủ bóng là những biện pháp phòng ngừa quan trọng.

4. Phân chim

Phân chim có thể làm mòn lớp sơn bóng bề mặt xe ô tô. Thực tế, chim hay ăn các loại quả mọng và hạt giống, thậm chí là sỏi đá mềm dẫn đến nồng độ axit trong phân chim sẽ làm mòn, xước và mất động bóng của lớp sơn.

Sử dụng một miếng vải mềm và dung dịch tẩy rửa để lau chùi vất bẩn. Lưu ý, lau theo chiều từ trên xuống để tránh vết bẩn bám lạ.

Không nên đỗ xe ở nơi có bóng râm hoặc dưới gốc cây, vì đây là nơi chim có khả năng làm bẩn xe bạn nhất. Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn một chiếc khăn mềm và chai dung dịch chuyên dụng để giải quyết “hậu hoạ” từ lũ chim.

5. Xác côn trùng va vào xe

Các loại côn trùng tuy nhỏ nhưng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho lớp sơn trên ô tô. Đèn pha sẽ thu hút côn trùng lao vào xe. Loại dịch trong côn trùng thường có tính axit cao nên cần làm sạch nhanh chóng nếu không những vết bẩn nhỏ sẽ ăn sâu hơn vào lớp sơn.

Do đó, không để vết xác côn trùng trên xe quá lâu vì càng để lâu các vết bẩn càng khó loại bỏ. Theo các chuyên gia chăm sóc xe, chỉ cần sử dụng một ít dung dịch để rửa sạch xác côn trùng, khăn mềm và kì cọ.

6. Nhựa cây

Các loại nhựa cây có thể bám chặt lên lớp sơn ô tô và sẽ để lại những vết bẩn khó làm sạch. Thậm chí, chúng có thể phản ứng, rồi tạo ra các vết đốm trên bề mặt sơn. Sử dụng hỗn hợp tẩy rửa chuyên dụng hoặc xà phòng và nước nóng là các cách giúp tẩy sạch nhựa cây trên ô tô.

7. Tràn xăng

Hầu hết khi đổ xăng, một vài giọt xăng sẽ rỉ ra từ họng bơm xăng hoặc trường hợp xăng bị tràn bình, nếu không lau rửa kịp thời thì nhiên liệu bị tràn sẽ nhanh chóng thấm sâu vào lớp sơn và làm mất đi độ bóng cũng như sẽ để lại vết bẩn khó sạch.

Vì thế, nếu bị tràn xăng thì ngay lập tức, bạn hãy lấy một chiếc khăn sạch và mềm kết hợp một chút sáp đánh bóng bảo vệ “áo đẹp” cho “xế cưng”.

8. Đá dăm

Những viên đá dăm hay sỏi đá ở trên đường có thể bật lên va chạm vào hai bên thân xe. Những va chạm này hoàn toàn có thể làm bong tróc lớp sơn xe, giảm độ bền của sơn và gây ảnh hưởng đến chất lượng vỏ xe. Nên xử lý càng sớm càng tốt để tránh những điểm tróc sơn bị ố gỉ.

9. Sử dụng khăn lau thường

Sử dụng khăn lau thường sẽ tạo ra các vết xước nhỏ khó phát hiện, dần dần làm mất độ bóng của xe. Cần sử dụng loại khăn lau xe chuyên dụng để giữ được nước sơn bóng đẹp.

10. Vết nhựa đường

Nếu đi qua đoạn đường vừa trải nhựa, việc dính nhựa đường là khó tránh khỏi. Nếu nhựa đường bám vào xe thì khi gỡ bỏ cần phải có phương pháp xử lý đặc biệt.

11. Bụi bẩn

Ô tô để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng bị bám bụi. Nếu lau khô sẽ để lại các vết xước trên bề mặt sơn. Do đó nên chọn biện pháp rửa xe vừa làm sạch bụi bẩn vừa không gây hại lớp sơn.

Các bài viết liên quan:

Những lưu ý khi sơn lại ô tô

Những “kẻ thù” của lớp sơn xe ô tô

Cấu tạo cơ bản của súng phun sơn ô tô

Các lỗi phổ biến và Biện pháp khắc phục trong quá trình sơn

Các loại sơn sử dụng trong sơn sửa chữa ô-tô

Thành phần cơ bản của sơn sửa chữa ô-tô

Quy trình bả matit trong sơn sửa chữa ô-tô

Diễn đàn Gara trực tuyến