Thay thế má phanh tại nhà

#1
DỊCH VỤ THAY MÁ PHANH – ĐĨA PHANH TẠI NHÀ
1557200520189.png 1557200526599.png

Má phanh cho xe ô tô là chi tiết trong hệ thống phanh ô tô có nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ và đảm bảo sự an toàn, ổn định cho người ngồi trên xe và các phương tiện xung quanh khi tham gia giao thông. Như vậy, má phanh ô tô là bộ phận mài mòn nên cần phải thường xuyên kiểm tra và thay thế má phanh kịp thời nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển, nhất là trong những tình huống bất ngờ xảy ra khi lưu thông trên đường. Vì vậy, việc nhận biết khi nào phải thay má phanh là hết sức cần thiết trong kiến thức lái xe của bạn.

DẤU HIỆU CẦN THAY MÁ PHANH
  • Đèn báo mòn xuất hiện: Má phanh trên xe có được gắn với miếng thép nhằm giúp tản nhiệt và khi má phanh mòn sẽ tiếp tục kết hợp với heo phanh (caliper) và đĩa phanh gây ra tiếng kêu. Đối với hiện tường má phanh dẫn đến đèn báo mòn phanh trên bảng điều khiển bật sáng.
  • Cảm giác ở chân: Dấu hiệu khác là phanh sẽ không ăn như bình thường, quãng đường phanh cũng sẽ tăng lên. Khi đó bạn sẽ thấy khó kiểm soát chiếc xe hơn, nhất là khi di chuyển với tốc độ cao mà đột ngột phải dừng xe do có vật cản. Khi đó có thể bàn đạp phanh dù đã gần chạm sàn mà phanh không ăn cho lắm.
  • Tiếng ồn bất thường, xe bị lạng sang hai bên khi phanh: Khi phanh xe, sử dụng đôi tai để lắng nghe những âm thanh, tiếng ồn bất thường phát ra từ chiếc xe của bạn. Những tiếng kêu: kin kít, ken két,…khi phanh, là một dấu hiệu rõ ràng rằng má phanh đã mòn, cần được thay mới không chậm trễ. Nếu cảm thấy chiếc xe có một lực kéo khiến chiếc xe rẽ trái, rẽ phải bất thường hay khi bạn dừng đỗ, xe hay bị giật thì nên đi kiểm tra phanh ngay lập tức.
Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ thay thế má phanh tùy thuộc vào từng loại phanh bạn sở hữu. Cơ bản thì cần các dụng cụ sau: Đội nâng xe và đội chết, cần xiết lực và dụng cụ tuýp mở tắc kê, cờ-lê mở cụm piston, cảo ép piston và một đoạn dây dù.
1557200586857.png 1557200595773.png
Má phanh – đĩa phanh: Cần thay thế đúng loại và thông số kỹ thuật. Để chính xác tuyệt đối bạn cần tra mã phụ tùng chính hãng. Các tiêu chuẩn của má phanh – đĩa phanh:
- Phanh trước:
Độ dày má phanh
12 mm (0.472 in.)
Độ dày của đĩa phanh
29 mm (1.26 in.)

- Phanh sau:
Độ dày má phanh
12 mm (0.394 in.)
Độ dày đĩa phanh
16 mm (0.63 in.)

Trình tự tháo lắp má phanh
Bước 1: Tiến hành tháo bánh xe

Bạn hãy sử dụng đội nâng và đội chết để nâng và kê bánh xe.
1557200628187.png
Hình 1: Nâng bánh xe cần thay má phanh
Hãy sử dụng đội nâng để nâng xe và sử dụng đội chết để kê lại. Mỗi loại xe ô tô đều được trang bị một tuýp mở tắc kê riêng.
Bước 2: Tháo bánh xe và kiểm tra độ dày của đĩa phanh
Sau khi đã nâng và tiến hành kê xe một cách chắc chắn. Bạn tháo bánh xe nhẹ nhàn ra khỏi cụm phanh.
1557200639549.png
Hình 2: Tháo bánh xe
Dùng thước kẹp để kiểm tra độ dày đĩa phanh so với tiêu chuẩn. Nếu nhỏ hơn thì bạn cần thay ngay đĩa phanh.
1557200672023.png
Hình 3: Kiểm tra độ dày của đĩa phanh
Bước 3: Tiến hành mở cụm piston thắng
Tiến hành xả dầu phanh trước khi cụm piston phanh

Lau sạch ngay lập tức dầu phanh bị rớt vào bất kỳ bề mặt sơn nào.
1557200682201.png
Hình 4: Xã dầu phanh

Bạn hãy tiến hành tháo cụm piston thắng để có thể tiến hành tháo má phanh cần thay ra. Ở phía mặt sau của kẹp phanh được trang bị 2 bu-lông ắc thắng. Bạn hãy tiến hành tháo hai bu-lông này ra và sử dụng vít nậy cụm piston ra khỏi cụm phanh.
1557200696125.png
Hình 5: Tháo cụm piston phanh


Tiến hành tháo má phanh cũ

Sau đó, tiếp tục tháo má phanh cũ trên xe xuống: Đối với việc mở xong cụm piston thắng, bạn cần phải tháo má phanh cũ ra và thay thế má phanh mới vào. Khi tháo má phanh cũ, bạn cần quan sát vị trí phe cài để không bị lẫn nhé.
1557200705317.png
Hình 6: Tháo má phanh cũ
Tiến hành vệ sinh hệ thống phanh trước khi thay má phanh mới
1557200775745.png
Hình 7: Vệ sinh hệ thống phanh
Sử dụng dung dịch tẩy rửa High Power Brake Cleaner, để tẩy rửa bụi bẩn và dầu mỡ, nhựa đường và các chất bẩn khác bám trên bề mặt của phanh.

Tiến hành thay má phanh mới

Sau khi đã nén xong cụm Piston thì bạn có thể tiến hành lắp bộ phận này vào cơ cấu phanh rất dễ dàng. Việc bạn cần phải làm tiếp theo đó là tra dầu vào bu-lông ắc thắng rồi tiến hành gắn chúng như vị trí ban đầu.
1557200785409.png
Hình 8: Lắp má phanh mới
Sau đó tiến hành lắp bánh xe và hạ con đội để hoàn thành công việc thay thế.
Kiểm tra dầu trợ lực phanh và châm thêm
1557200794075.png
Hình 9: Kiểm tra dầu trợ lực
Cuối cùng kiểm tra sự hoạt động của phanh mới thay đảm bảo chất lượng và an toàn.
1557200804527.png
Hình 10: Xe sau khi hoàn tất công việc
Để tiến hành kiểm tra thay thế má phanh tại nhà. Bạn vui lòng liên hệ để tư vấn rõ hơn. SĐT: 0363081247
Tham khảo thêm tại:
 

Đính kèm

Thống kê truy cập diễn đàn

Đang online: 9
Hôm nay: 15
Hôm qua: 2516
Tuần này: 14692
Tháng này: 49707
Tổng truy cập: 1463254
Top